Giờ làm việc: 7:30-17:30 (Thứ 2 - Thứ 7)

Sự khác nhau giữa độ che phủ và độ phủ của sơn!

15/10/2021

Có lẻ rằng ,có rất nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa 2 khái niệm độ phủ và độ che phủ của sơn khi được tư vấn về sơn, chúng tôi trong quá trình tiếp xúc với khách hàng cũng nhận được các câu hỏi tương tự từ phía khách hàng như “ Độ phủ và độ che phủ của sơn đều là một đúng không?” hay “ Độ phủ và độ che phủ có gì khác với nhau?”  từ đó sẽ gây ra những nhầm lẫn trong quá trình chọn lựa màu sơn phù hợp.

Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp mọi người cách phân biệt giữa độ phủ và độ che của sơn một cách tổng qua nhất cũng như có được sự lựa chọn loại sơn và hãng sơn uy tín phù hợp với mình.

Độ phủ của sơn là gì?

Độ phủ của một loại sơn, tính bằng số g/m2, là khối lượng sơn cần thiết tính bằng gam khi phủ đều trên nền màu đen trắng có diện tích 1m2 sẽ che phủ hết hay làm mất tính nghịch đổi màu đen trắng của nền đó. Để tránh các sai số lớn giữa các phòng thí nghiệm khác nhau tiêu chuẩn này quy định khối lượng sơn được cân khi màng sơn đã đạt độ khô cấp 1 và xác định điểm phủ hết nền của sơn khi vừa thi công xong.

Độ che phủ của sơn là gì?

Độ che phủ là khái niệm con nằm trong độ phủ của sơn. Trong khái niệm độ phủ của sơn thì đã bao gồm cả độ che phủ. Độ phủ của sơn được tính bằng số lượng sơn cần sơn trên một diện tích nhất định tuy nhiên phải đảm bảo độ che phủ (che lấp) hay nói cách khác là làm đồng nhất bề mặt cần thi công. Vì vậy khi đi mua sơn khách hàng nên lựa chọn các sản phẩm sơn có độ phủ cao vì những sản phẩm này mang lại nhiều lợi ích vượt trội trong quá trình sử dụng.

Có nên sử dụng sơn có độ che phủ cao?

Có nên sử dụng sơn có độ che phủ cao? 

Trong thành phần chính của sơn tường Acrylic hệ gốc nước thì thành phần chính của sơn là nhựa Acrylic polymer, Titan, chất độn và một số hóa chất khác. Để sơn có được độ phủ cao thì thường trong thành phần của sơn phải có hàm lượng lớn hoạt chất Titan  (Tio2).  Hạt Tio2 có cấu tạo nhỏ < 5 micromet tạo cho sơn có độ phủ cao cũng như làm cho màng sơn chai, cứng tạo độ bền lâu dài cho màng sơn. Về thành phần hoạt chất Titan được nhập khẩu và có giá thành cao, là một yếu tô quyết định đến giá thành của sơn, nên các sản phẩm có mức hoạt chất Titan  càng nhiều thì độ phủ càng cao và thường sẽ là các sản phẩm sơn chất lượng cao cấp.

Với dòng sơn có độ phủ cao, đồng nghĩa với độ phủ rộng diện tích bề mặt khi sơn lớn nhiều làn so với các sản phẩm chất lượng kém, chi phí đầu tư cho việc sử dụng các sản phẩm sẽ giảm đi đáng kể. Điều này gảm chi phí thi công, tiết kiệm tối đa, đặc biệt là ở những công trình có diện tích lớn.

Độ phủ chung của các dòng sơn :

Độ phủ sơn lót :

1 thùng 18 lít hay 20kg sơn được 100m2 tường khi sơn nguyên bản và 120m2 tường khi sơn pha thêm nước.

1 thùng 5 lít hay 4kg sơn được 25m2 tường khi sơn nguyên bản và 30m2 khi pha thêm nước.

Độ phủ sơn màu cho bề mặt siêu bóng; bề mặt bóng; bề mặt bóng mờ:

1 thùng 18 lít hay 20kg sơn được 100m2/2 lớp tường khi sơn nguyên bản và 120m2/2 lớp tường khi sơn pha thêm nước.

1 thùng 5 lít hay 4kg sơn được 25m2/2 lớp tường khi sơn nguyên bản và 30m2/2 lớp khi pha thêm nước

Độ phủ sơn màu bề mặt mịn:

1 thùng 18 lít hay 20kg sơn được 80m2/2 lớp tường khi sơn nguyên bản và 100m2/2 lớp tường khi sơn pha thêm nước.

1 thùng 5 lít hay 4kg sơn được 20m2/2 lớp tường khi sơn nguyên bản và 25m2/2 lớp khi pha thêm nước

Độ phủ sơn kinh tế:

1 thùng 18 lít hay 20kg sơn được 50m2/2 lớp tường khi sơn nguyên bản và 60m2/2 lớp tường khi sơn pha thêm nước.

1 thùng 5 lít hay 4kg sơn được 15m2/2 lớp tường khi sơn nguyên bản và 20m2/2 lớp khi pha thêm nước.