Giờ làm việc: 7:30-17:30 (Thứ 2 - Thứ 7)

Quy trình sơn tĩnh điện

30/10/2021

Công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến nhờ vào những lợi ích mà nó mang lại. Để có thể sơn phủ toàn diện bề mặt sản phẩm, thu hồi sơn thừa đúng cách thì yêu cầu trong quá trình thực hiện cần đảm bảo thực hiện đúng quy trình sơn tĩnh điện. Ngay sau đây các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các bước thực hiện sơn tĩnh điện nhé.

Có mấy loại sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện hiện nay được chia làm 2 loại là công nghệ sơn tĩnh điện khô và công nghệ sơn tĩnh điện ướt.

+ Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột): Được ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại như sắt thép, nhôm, inox…

+ Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi): Được dùng để sơn các sản phẩm bằng kim loại, nhựa, gỗ, …

Giữa 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện này thì công nghệ sơn tĩnh điện khô được sử dụng nhiều hơn do hiệu quả của các hệ thống phun bột cao hơn nhiều so với việc phun sơn dung môi hoặc sơn nước. Một đặc điểm tiếp theo giúp cho sơn bột được sử dụng nhiều hơn nữa chính là lượng bột không bám vào chi tiết có thể được thu hồi và tái sử dụng đến trên 90%. So với các kỹ thuật phun sơn ướt, phun sơn bột tĩnh điện đạt được độ che phủ lớn hơn vì bột có thể phủ lên tất cả các góc cạnh và bề mặt của chi tiết không trực diện với súng phun.

Quy trình sơn tĩnh điện

Quy trình sơn tĩnh điện khô là quy trình khép kín của hệ thống sơn tĩnh điện được thực hiện với 4 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Xử lí bề mặt sản phẩm cần được phun sơn tĩnh điện

Sản phẩm cần được xử lý bề mặt trước khi diễn ra quá trình sơn tĩnh điện để loại bỏ đi bụi bẩn, vết dầu mỡ bám vào trong quá trình vận chuyển hay loại bớt đi các phần bị rỉ sét. Để có một sản phẩm hoàn hảo đòi hỏi giai đoạn này phải được xử lý kỹ càng để sản phẩm có có bề mặt bám dính tốt hơn, mịn hơn và đẹp hơn.

Quá trình xử lý này khá tốn thời gian nhưng bù lại là chất lượng tốt nhất khi phun sơn. Quá trình sơn tĩnh điện ở gia đoạn này bạn phải cho sản phẩm vào trong bể chứa hóa chất theo thứ tự: bể axit tẩy gỉ sét, bể rửa nước, bể tẩy dầu mỡ và bể chứa hóa chất định hình bề mặt. Sản phẩm sẽ được đưa lần lượt vào từng bể kể trên theo hệ thống palang điện.

Bước 2: Sấy khô sản phẩm trước khi phun sơn tĩnh điện

Sau khi bề mặt sản phẩm được xử lí qua bể hóa chất phải được sấy khô. Treo sản phẩm trên xe gong và đẩy vào lò sấy theo hệ thống băng chuyền, sử dụng lò sấy giúp cho sản phẩm được khô nhanh chóng hơn.

Bước 3: Phun sơn tĩnh điện

Phun sơn tĩnh điện phải sử dụng đến súng phun sơn, màu sơn đậm nhạt sẽ tùy vào lượng pha bột màu, cần sảm bảo sao cho nước sơn ra thành phẩm đẹp nhất. Súng phun bao gồm: sung phun buồng đơn và sung phun buồng đôi (đối xứng).

Đây là phun sơn bột khô nên cần đến tác động của lực tĩnh điện, sau khi phun sơn tĩnh điện phần sơn dư thừa bạn có thể gom lại, trộn với sơn mới theo các công thức khác nhau để tái sử dụng cho lần tiếp theo. Đây cũng chính là ưu điểm vượt trội của sơn bột, nên công nghệ sơn tĩnh điện này ngày càng được phát triển rộng rãi.

Bước 4. Sấy định hình và hoàn thiện sản phẩm

Sau khi sản phẩm được phun sơn tĩnh điện xong, bạn sẽ đưa sản phẩm vào buồng sấy định hình sản phẩm. Tại công đoạn này sẽ giúp cho sơn được bám chắc, đều và đẹp trên bề mặt hơn so với thông thường. Nhiệt độ sấy trong phòng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với từng loại sản phẩm, làm sao cho sản phẩm được bám chắc nhất.

Cách thu hồi bột sơn sau khi phun

Việc lắp đặt hệ thống phun sơn tĩnh điện có ưu điểm tiết kiệm được chi phí khi sản xuất, đó chính là thu hồi được sơn dư thừa để tái sử dụng. Thu hồi bột sơn sau đó trộn lẫn với bột mới theo một tỉ lệ hợp lí (tùy vào số lượng bột sơn dư thừa thu lại được).

Như vậy, Sơn Textra vừa thông tin với các bạn 4 bước trong quy trình sơn tĩnh điện chi tiết nhất theo sự chia sẻ từ các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm. Hy vọng với các thông tin này có thể cho các bạn cái nhìn khái quát hơn về loại hình sơn tĩnh điện cũng như là quy trình sơn tĩnh điện được thi công như thế nào.